Hình Bìa

Hình Bìa
hội an

LỄ HỘI DINH THẦY THÍM - LAGA BÌNH THUẬN

Nằm ở ​Tam Tân, xã Tân Tiến, thị xã LaGi - Bình Thuận - Dinh thầy Thím là một trong những điểm du lịch tâm linh thu hút nhiều khách tham quan và tại nơi đây hằng năm diễn ra Lễ hội Dinh thầy Thím






Thiết chế lễ hội ở đây tập trung chính ở 02 nhân vật truyền thuyết là Thầy: “Chí Đức Tiên Sinh” và Thím: “Chí Đức nương nương Tôn Thần”, biểu trưng cho lòng nhân ái, khí tiết, cứu nhân độ thế đã ăn sâu trong lòng người dân địa phương. Cũng từ lòng sùng kính uy linh Thầy Thím để thể hiện sự tri ân tiền nhân dày công khai mở vùng đất này, người dân địa phương chung tay lập đền thờ tại nơi Thầy Thím tạ thế trong khu rừng dầu.
Hàng năm dinh Thầy Thím tổ chức 2 kỳ lễ lớn: lễ Tảo Mộ (nhằm ngày mồng 5 tháng 1 Âm lịch) và lễ Tế Thu (nhằm ngày 14 đến ngày 16 tháng 9 Âm lịch) diễn ra trong không khí long trọng, tôn vinh nét đẹp văn hóa của vùng đất này. Lễ hội ôn lại công đức của vị đạo sĩ giàu lòng nhân ái, có nhiều nghĩa cử cao đẹp, giúp dân đóng thuyền, bốc thuốc chữa bệnh, giúp dân chài trong sóng to gió lớn, cảm hóa được cả thú dữ… được dân làng mến mộ.




Lễ hội Dinh thầy Thím


​Tập tục cúng tế là tín ngưỡng dân gian, một sinh hoạt tâm linh truyền thống, dù có những thay đổi về hình thức cũng nhằm phù hợp với quá trình phát triển của xã hội nhưng vẫn bảo tồn được không khí linh thiêng và ý nghĩa nhân văn. Trong phần nghi thức lễ có những nội dung cơ bản của nghi lễ cúng tế đình làng. Phần lễ chính là lễ Thỉnh sắc, lễ Tĩnh sanh, lễ Túc yết, lễ Tiền hiền hậu hiền… Nhưng với dinh Thầy Thím, lễ Thỉnh sắc được thay bằng lễ Nghinh thần với nghi thức thỉnh linh Thầy Thím từ mộ cách dinh theo đường vòng khoảng 7 cây số. 








Rạng ngày 16 tháng 9 Âm lịch lễ Thỉnh sanh bắt đầu (thực ra là lễ Tĩnh sanh bởi tĩnh có nghĩa là trong sạch, tinh khiết) bằng một con heo sống thường là heo có bộ lông trắng tuyền đễ làm lễ vật. Heo được thọc huyết là lấy ra một ít với một nhúm lông heo để tế lễ, theo lệ thường với ước nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, dân cư an lạc. Nhưng ở đây còn có tính chất lễ bái tế thần (Thầy Thím) truyền thống. Qua ngày hôm sau thì các phẩm vật cúng lễ được làm bằng món mặn cho đến hết chiều 16/9 với nghi thức lễ sanh “Tạ thần cúc cung bái” và cũng là lễ “Tiền hiền hậu hiền” để tưởng nhớ các vị có công với làng mang ý nghĩa “Tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ”.
Đây là một trong những nơi linh thiêng và được nhiều người biết đến, lễ hội như một nét văn hóa tình thần, vừa giúp bảo tồn văn hóa dân tộc, vừa giúp phát triển du lịch tại vùng đất Lagi còn nhiều điều chưa khám phá!
Nguồn: Sưu


-Bản sắc văn hóa dân tộc là vốn quý là những giá trị cần được bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ sau-

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét