Đũa ra đời từ khoảng năm 1800 trước Công nguyên, thoạt tiên, những đôi đũa có kích thước lớn, dùng để nấu ăn là chính, đến khoảng năm 200 trước Công nguyên, đũa bắt đầu trở thành món đồ dùng phổ biến trong các bữa ăn của người phương Đông.
Ở Việt nam, văn hóa dùng đũa còn thể hiện sự quan tâm, chia sẻ một cách tinh tế. Khởi đầu bữa ăn, đặc biệt là trong những bữa cỗ truyền thống, trước khi gắp đồ cho chính mình, người ta dùng đôi đũa còn sạch để gắp đồ ăn mời “một vòng” quanh mâm.
Văn hóa dùng đũa của người Việt không quá khắt khe, trẻ nhỏ thường chỉ bắt đầu học cách dùng đũa khi đã lên 5-6 tuổi.
Nếu ở nhiều quốc gia Á Đông, hành động chống thẳng đôi đũa trong bát cơm bị coi là điềm gở, gắn liền với hình ảnh… bát cơm cúng, thì người Việt Nam, ngoài ra, còn kiêng không gõ đũa vào nhau, không gõ đũa vào bát hay bất cứ thứ gì khác, để tạo nên tiếng động.
Trong văn hóa dân gian, người Việt Nam tin rằng việc gõ đũa bát trong bữa ăn sẽ khiến ma đói tìm tới quấy nhiễu, thêm vào đó, người Việt cũng đề cao phép lịch sự rằng khi ăn không được tạo nên tiếng “động bát động đũa” ồn ào hay tiếng nhai tóp tép…
Đũa trong mâm cơm người việt |
Đũa ở miền bắc Việt Nam thường được làm từ tre, đũa ở miền nam thường được làm từ gỗ dừa. Đũa truyền thống Việt Nam có thân tròn và để mộc, không sơn quét, trang trí, đầu đũa cũng thường không để quá nhỏ.
Nét điểm của văn hóa ăn uống Việt ngoài những nét bình dị ra nó còn mang trong mình những giá trị bản sắc riêng so với các quốc gia cận vùng lãnh thổ.
Lộc Nguyễn tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét